Văn khấn đầy tháng cho bé trai và bé gái đầy đủ nhất
Sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với gia đình. Chính vì thế, lễ cúng đầy tháng cho bé được xem là ngoặt quan trọng đối với bé và các thành viên trong gia đình. Cùng tìm hiểu về lễ đầy tháng và bài văn khấn đầy tháng đầy đủ nhất cho bé dưới đây nhé!
Vì sao phải làm mâm cúng đầy tháng?
– Lễ cúng đầy tháng( hay lễ cúng thôi nôi) là một trong những lễ nghi, nét đẹp văn hóa trong phong tục tập quán rất riêng của người Việt Nam. Với một lễ nho nhỏ ấm cúng có sự góp mặt đông đủ của gia đình, cùng với gia tiên tiền tổ và các vị thần, lễ cúng đầy tháng cho bé còn là niềm vui mừng khẳng định sự ra đời của một thành viên mới trong gia đình.
– Mục đích của nghi lễ đầy tháng là để cảm ơn các vị thần đã phù hộ, che chở cho mẹ con bé suốt quá trình mang thai. Bà Mụ có công nặn ra hình hài bé, bà Chúa đầu thai còn Đức ông đã giúp đỡ che chở phù hộ cho bé mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn, phù hộ cho con đường công danh, sức khỏe và cuộc đời của con sau này được hanh thông và may mắn.
– Đây cũng là dịp để gia đình giới thiệu với anh em họ hàng về sự xuất hiện thêm thành viên mới trong gia đình.
Thời gian tổ chức lễ cúng đầy tháng
Theo phong tục từ xa xưa, thời gian tổ chức cúng đầy tháng cho được tính theo lịch âm và tuân theo nguyên tắc “trai sụt một, gái sụt hai”.
Mâm lễ vật cho lễ cúng đầy tháng
– Theo quan niệm xa xưa của ông bà ta, đối với bất kỳ gia đình nào thì lễ cúng đầy tháng cũng phải tươm tất và được chuẩn bị thật chu đáo. Một lễ thật tươm tất sẽ mang đến cho bé nhiều may mắn, hạnh phúc về sau này.
Ngoài những lễ vật thông dụng cần phải có như hoa, đèn, muối, gạo, thìa, đũa hoa thì trên mâm lễ dâng cúng phải có các lễ vật gồm có:
– 12 chén chè nhỏ
– 12 đĩa xôi nhỏ
– 12 chén cháo nhỏ
– 12 trứng và 12 ly rượu nhỏ
– 1 con gà luộc chéo cánh
– 1 tô cháo lớn
– 1 tô chè lớn
– 3 đĩa xôi lớn
– 1 miếng thịt quay, 1 đĩa hoa quả.
Cách cúng và khấn trong nghi lễ cúng đầy tháng miền Bắc
Văn khấn đầy tháng cho bé
Khi mâm lễ vật đã được sắp xếp gọn gàng trên bàn dâng lễ, người đại diện trong gia đình, dòng họ (có thể là ông bà nội / ngoại hoặc bố, mẹ) thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn bái. Bài khấn bái cần được sự chuẩn bị kỹ lưỡng để thể hiện lòng thành của gia đình.
Nam mô A di đà phật ( 3 lần)
– Hôm nay, mùng… tháng…năm…, ngày cháu tên là……… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng con xin thể hiện chút lòng thành dâng lễ vật lên các ngài, gồm có hương hoa, quả, kim ngân tài mã, bánh kẹo, cơm, trứng, nước trầu cau và một ít lễ mặn.
– Con xin dâng lễ lên các ngài để tỏ lòng biết ơn đã đưa cháu bé đến gia đình chúng con, giúp mẹ và bé được mạnh khỏe, cũng như bé được mạnh khỏe sau 30 ngày chào đời
– Con xin lạy các đấng thần linh, tổ tiên chứng lễ cho gia đình chúng con và phù hộ, che chở cho cháu được mau ăn chóng lớn, bình an, thông minh, xinh đẹp, hiếu thuận với cha mẹ và lễ phép với mọi người, cho cháu được hưởng vinh hoa phú quý, sự nghiệp thành công.
– Con xin các ngài phù hộ cho gia đình chúng con được an yên, an khang, phúc thọ, mọi sự được như ý.
Gia đình chúng con xin được dâng lễ, kính mong được chứng giám lòng thành.
– Sau khi nghi lễ khấn bái kết thúc, gia đình sẽ xin bề trên ban cho bé một cái tên và mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bé.
Bài văn khấn cúng đầy tháng ở miền Trung
Con xin bái vị Đại tiên chúa.
Con xin bái các vị Thiên đế Đại tiên chúa.
Con xin bái 12 vị Tiên Nương.
Con xin bái 13 vị lục chư vị Tiên Nương.
Hôm nay là ngày lành… Tháng tốt… năm…
Vợ chồng con tên là…………………………… mới vừa sinh được bé (trai, gái) có tên là…………..
Vợ chồng chúng con sinh sống tại:……………Hôm nay là ngày đầy tháng của cháu, con xin kính dâng lên các vị chút hương hoa lễ vật dâng lên chư vị Tôn thân cung kính trình bày:
Nhờ ơn các vị Thánh hiền, thập phương chư Phật, các vị Tiên, các vị thần linh thiêng, các ngài Thổ Công, Thổ Địa và gia tiên bên nội đã giúp cho chúng con sinh ra bé tên là………… ngày sinh…… cả mẹ và bé đã được mẹ tròn con vuông.Thành tâm con cúi xin các tiên Bà, các ngài Tôn thần giáng lâm trước án, làm chứng lòng thành kính dâng lễ vật, phù hộ che chở cho cháu được hay ăn, chóng lớn, mạnh khỏe, giỏi giang, ngoan ngoãn, thông minh, vui vẻ. thân mệnh bình yên.
Gia đình con cầu mong được làm ăn phát đạt, hóa giữ thành lành, quanh năm hạnh phúc, vui vẻ, gia đình mạnh khỏe không ốm đau bệnh tật gì.
Con xin được thành tâm dâng lễ, xin lạy các vị chứng giám lòng thành của chúng con.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Khi đã xong việc khấn cúng thì cha mẹ chắp tay bé lại bái trước bàn cúng 3 bái. Chú ý thực hiện sau 1 tuần hương thì hạ lễ. Tiếp theo gia đình mang vàng mã, tiền vàng đi đốt (đi hóa vàng), phải vẩy một ít rượu lúc đang hóa vàng.
Nếu có con vật thì phải đem đi phóng sinh ở sông. Các đồ cúng bằng đồ chơi thì giữ lại cho bé chơi lấy phước. Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho bé mọi điều tốt lành. Ba hoặc mẹ có thể là người đại diện ra để đọc bài khấn cúng đầy tháng.
Trên đây là các thủ tục chuẩn bị và văn khấn đầy tháng cho bé ở miền Bắc và miền Trung, bạn có thể tham khảo và làm lễ đầy tháng cho con mình một cách trọn vẹn nhất.
Website: https://mocnamduong.com/
>> Đọc thêm: Văn khấn ngày rằm tháng Giêng chuẩn nhất