10 điều cần làm nếu muốn mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp
Có rất nhiều kiến trúc sư hay thợ mộc ấp ủ giấc mơ mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp từ bấy lâu nhưng sự thật thì thực tế vận hành đôi khi khó khăn hơn rất nhiều so với việc bạn tính toán trong tưởng tượng. Vậy nên, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hay, những phương án giải quyết chủ động khi gặp phải vấn đề đó. Với kinh nghiệm hoạt động xưởng hơn 10 năm cùng kiến thức nghề mộc vừa đủ để có thành quả tốt suốt thời gian qua, trong nội dung bài viết này Mộc Nam Dương xin được chia sẻ với bạn đọc về một vài điều cần làm nếu muốn mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp tại Hà Nội, hi vọng sẽ là nguồn thông tin bổ ích cho bạn!
Điều 1: Xác định rõ ngân sách vốn có thể đầu tư để mở xưởng điều này sẽ ảnh hưởng tới quy mô xưởng.
Muốn kinh doanh chắc chắn phải có tiền, vì vậy ngân sách là điều đầu tiên chúng tôi đề cập tới nếu bạn mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp. Về vốn đầu tư, nếu bạn chưa có nhiều thì setup xưởng nhỏ, nếu bạn có vốn “dày” thì setup xưởng lớn. Thông thường, chỉ cần khoảng 150 – 300 triệu là có thể setup được một xưởng gỗ xinh xinh, còn cao cấp và xịn sò hơn cần khoảng 700 triệu – 1,2 tỷ để có một xưởng khá bài bản.
Chi phí này dùng để làm gì? Chi phí này sẽ dùng để chi trả cho các việc sau:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí thuê nhân công
- Chi phí đầu tư máy móc, trang thiết bị.
- Chi phí nguyên vật liệu đầu vào
- Chi phí duy trì xưởng sản xuất…
Đặc biệt phần vốn duy trì rất quan trọng để xử lý các vấn đề phát sinh ngoài ý muốn, ít nhất phải có thể duy trì được hoạt động của xưởng tầm 2 – 3 tháng khi mới mở chưa có đơn hàng hoặc rơi vào trường hợp như đại dịch covid 19 vừa rồi.
Điều 2: Tiến hành tìm mặt bằng mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp phù hợp với khả năng đầu tư, thuận tiện cho công việc kinh doanh.
Bạn hãy định hướng từ đầu sẽ setup một xưởng như thế nào để tìm mặt bằng phù hợp cũng như khoanh vùng tìm mặt bằng đúng theo nhu cầu. Điều này phụ thuộc vào nguồn vốn, đối tượng khách hàng mục tiêu và tìm hiểu về vị trí địa lý thích hợp.
Tiêu chí chọn mặt bằng mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp như sau:
- Diện tích đủ rộng để bố trí các khu vực sản xuất, sắp xếp hệ thống máy móc, kho để vật liệu, nơi để thành phẩm. Theo kinh nghiệm của chúng tôi diện tích tối thiểu cần 300m2
- Nên ưu tiên mặt bằng có thể mở rộng thêm để tiện cho việc phát triển sau này.
- Đặc trưng của xưởng mộc thường hoạt động rất ồn vì vậy bạn hãy tìm nơi tránh xa dân cư hoặc có thể lựa chọn xưởng trong khu công nghiệp tập trung cũng là một gợi ý hay.
Một vài lưu ý khi bạn tìm mặt bằng xưởng như sau:
- Xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp nằm trong khu vực cụm xưởng sẽ lợi thế nhiều về mặt tìm kiếm hơn.
- Đường vào xưởng hoặc mặt tiền xưởng nên đủ rộng để xe cont hoặc xe tải có thể vào chở hàng, quay đầu.
- Hệ thống điện 3 pha đủ lớn để sử dụng cho công suất máy lớn.
- Nên chọn xưởng hoạt động trong thời gian dài 3 – 5 năm mới đủ để ổn định sản xuất.
- Chọn địa điểm xưởng dễ tìm, tiện lợi đường xá nếu ở trung tâm thì càng tốt để dễ tham quan quy mô xưởng sản xuất.
>> Đọc thêm: Gợi ý xưởng mộc Hà Nội chuyên sản xuất đồ gỗ tự nhiên, đồ gỗ công nghiệp
Điều 3: Chuẩn bị dàn máy móc phục vụ sản xuất nội thất gỗ công nghiệp
Tất nhiên rồi, máy móc sản xuất nội thất gỗ công nghiệp là một phần cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn mở xưởng. Mộc Nam Dương xin đưa ra danh sách các loại máy móc cần có theo phương án rẻ nhất cho xưởng nhỏ, nếu lớn mạnh hơn bạn có thể sắm dần cũng ok.
Máy móc sẽ ảnh hưởng một phần rất lớn tới chất lượng sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp, máy càng hiện đại sản phẩm càng sắc nét, thời gian sản xuất nhanh, tối ưu thời gian, chi phí sản xuất.
Lưu ý: Các loại máy sản xuất đồ gỗ mất giá rất nhanh, mua 10 bán 2,3 vì vậy bạn cần xác định kỹ đầu tư máy tốt hẳn hay mua máy thanh lý nhé!
STT |
Tên máy |
Giá tạm tính |
1 |
Máy cưa bàn trượt | 50.000.000 vnđ |
2 |
Máy dánh cạnh 5 chức năng | 98.000.000 vnđ |
3 |
Máy nén khí | 15.000.000 vnđ |
4 |
Máy tupi | 12.000.000 vnđ |
5 |
Máy khoan chốt liên kết | 48.000.000 vnđ |
6 |
Các dụng cụ cầm tay | 5.000.000 vnđ |
Lưu ý: Giá trên là chúng tôi tham khảo theo giá thị trường các dòng máy Trung Quốc. Nếu bạn đầu tư mở xưởng gỗ công nghiệp bằng máy Nhật hay Ý thì giá cao hơn rất nhiều lần.
Điều 4: Tìm thợ mộc, thợ sản xuất để ổn định đội ngũ hoạt động
Máy móc ổn rồi tiếp theo ta tìm thợ mộc, thợ sản xuất để ổn định đội ngũ hoạt động xưởng.
Nếu ban đầu mới mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp nên tìm thợ mộc làng nghề trước tầm 2 – 3 thợ. Lời khuyên là tìm thợ xưởng đã làm ở Hà Nội trước đã vì họ sẽ dễ nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu của khách hàng hiện đại hơn là thợ chỉ làm ở quê. Tiếp đó là thợ thi công, giám sát thi công để xử lý chạy vạy công trình. Sau này ổn hơn bạn cần tìm tiếp quản lý xưởng, trưởng nhóm thi công để giúp công việc chuyên nghiệp và bài bản hơn.
Điều 5: Tìm nhà cung cấp gỗ công nghiệp uy tín để có vật liệu sản xuất đầu vào.
Công việc tiếp theo khi bạn muốn mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp đó là tìm nhà cung cấp gỗ công nghiệp để bắt tay vào sản xuất.
Lời khuyên: Nên chọn vật liệu tốt, giá thành hợp lý, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Chọn thương hiệu gỗ công nghiệp uy tín để tạo niềm tin với khách hàng mục tiêu. Hiện nay gỗ công nghiệp An Cường là 1 trong những nhà cung cấp gỗ uy tín, bạn có thể tham khảo.
Ngoài ra, bạn nên tìm nguồn cung ứng vật tư gỗ công nghiệp từ các công ty trực tiếp sản xuất, không thông qua đại lý để có thể giảm chi phí vật liệu.
Điều 6: Hoàn thiện xong xuôi các thủ tục pháp lý khi mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp.
Trích theo thông tin từ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình cần có giấy chứng nhận kinh doanh theo từng quy mô thì xưởng gỗ mới có đủ điều kiện hoạt động được. Vì vậy, muốn để xưởng gỗ đi vào hoạt động, chủ kinh doanh cần tuân thủ đầy đủ các quy định về pháp lý trước tiên.
Bạn cần biết những thông tin sau:
- Với mô hình doanh nghiệp, pháp luật sẽ ghi nhận 5 loại hình: Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên.
- Với mô hình hộ gia đình, số lượng người lao động không được quá 10 người và không được mở chi nhánh.
- Ngoài ra, xưởng sản xuất cũng phải đăng ký bản quyền, nhãn hiệu , đăng ký chứng nhận an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy, về môi trường…
Điều 7: Lên kế hoạch tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thị trường tiêu thụ và các hoạt động truyền thông để nhận diện thương hiệu xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp.
Khi bạn đã setup mọi thứ ở trên xong xuôi hết rồi, nhưng không có khách thì tất cả đều không có nghĩa lý gì. Chúng tôi biết, khi đã có plan mở xưởng thì ít nhất chủ xưởng đã có những mối quan hệ nhất định, lượng khách quen kha khá.
Nhưng song song với điều đó thì bạn cũng cần lên kế hoạch tiếp theo tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng nhận diện thương hiệu cho khách hàng mới và có những hoạt động truyền thông để giúp khách hàng giới thiệu tới khách hàng tiếp theo. Cần mở rộng thị trường đầu ra cho các sản phẩm của mình, phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân, dự án, hợp tác….
Theo chúng tôi nhận định, hầu hết các xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp thì thị trường tiêu thụ sẽ là kiến trúc sư hoạt động độc lập, các nhà thầu xây dựng, đơn vị thiết kế thi công nội thất, hệ thống đại lý, nhà phân phối, xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Nhưng hiện nay sự cạnh tranh của các xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp vô cùng lớn, nên muốn được tín nhiệm, hợp tác lâu dài thì đòi hỏi chủ đầu tư cần có sản phẩm chất lượng thực sự, mẫu mã đa dạng, bắt mắt và có kế hoạch truyền thông kinh doanh đúng phân khúc.
Điều 8: Luôn luôn học hỏi tìm ra phương án quản lý, duy trì xưởng sản xuất vào guồng, nếu không kiểm soát được sẽ bị thất thoát nhiều chi phí.
Giám đốc xưởng, quản lý xưởng, trưởng nhóm cần phải luôn trang bị cho mình những kỹ năng quản lý nhanh nhạy và phù hợp. Cần phải luôn bao quát và sát sao với mọi hoạt động của xưởng để update cho anh em những phương án sản xuất mới, chỉnh sửa những lỗi sản xuất chưa được hay lên phương án thi công lắp đặt nội thất sao cho tối ưu thời gian, nhân lực và chi phí.
Một số kinh nghiệm mà người quản lý xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp cần có:
- Nắm được chính xác số lượng nhân công trong các bộ phận, phân bổ công việc ở từng vị trí cho phù hợp.
- Đặt ra chỉ tiêu cho các bộ phận, cá nhân, nhóm.
- Kiểu soát thời gian và chất lượng sản phẩm của từng bộ phận.
- Phân tầng, có kế hoạch sắp xếp đội ngũ nhân viên hợp lý.
- Xử lý triệt để mọi mâu thuẫn, không để phát sinh.
- Có chế độ thưởng phạt rõ ràng.
- Tạo niềm tin cho nhân viên.
>>Tham khảo: Review 5 xưởng sản xuất nội thất gỗ óc chó uy tín tại Hà Nội
Điều 9: Tính toán những trường hợp xấu, rủi ro khi mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp hoặc quá trình vận hành thực tế.
Đúng là bắt tay vào thực tế làm rồi nhiều người mới vỡ lẽ ra rất nhiều thứ. Thậm chí có những tình huống phát sinh mà bạn cũng không lường trước được. Điều bạn cần làm là lúc nào cũng phải bình tĩnh đưa ra phương án xử lý phù hợp, có thể là rào trước chắn sau và có kế hoạch kỹ càng để tránh gặp phải những điều không may xảy ra.
Với kinh nghiệm hoạt động xưởng gỗ hơn 10 năm của mình, Mộc Nam Dương xin đưa ra một vài tình huống rủi ro, khó khăn bạn có thể gặp phải khi vận hành thực tế như sau:
- Việc không đều, thậm chí là không có khách khi mới mở xưởng hoặc vào những tháng trong năm như đầu năm, tháng ngâu thế nên bạn cần phải sẵn sàng cho những giai đoạn khó khăn như thế này trước.
- Sự cạnh tranh của các xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp tại Hà Nội hiện nay thì vô cùng khốc liệt do quá nhiều xưởng mộc mở ra. Từ đó khiến giá thành cạnh tranh rất sát, biên độ lợi nhuận thấp và giá bị dìm quá sâu khiến lợi nhuận bị giảm sút.
- Nhân công, thợ mộc cứng tìm không phải dễ. Có những lúc bạn tìm hoài không được một ông thợ tử tế, làm với cái tâm và biết lắng nghe. Nếu bạn cố nhắm mắt tìm thợ không biết gì, sẽ ảnh hưởng tới uy tín vì sản phẩm xấu, lỗi, chạy theo xử lý cũng mệt.
- Xảy ra những trường hợp an toàn cháy nổ ở xưởng bạn cần phải thật sự cẩn thận về điều này.
- ….
Điều 10: Hãy có định hướng phát triển rõ ràng cho tương lai khi mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp để bạn biết được từng bước sẽ làm gì.
Một điều mà khá nhiều người mới mở xưởng gặp phải đó là tới đâu hay tới đấy, và không vạch ra đường hướng phát triển rõ ràng theo từng giai đoạn. Như vậy dễ bị mù mờ và không thể bứt phá, 3 năm 5 năm hay 10 năm thì bạn vẫn sẽ như vậy. Vì thế, hãy có định hướng riêng cho mình và tìm mọi cách để đạt được nó.
Ví du, trong 3 năm đầu là giai đoạn ổn định sản xuất, lợi nhuận không quá quan trọng mà đầu tư quay vòng. Giai đoạn 2 đã ổn định và có lợi nhuận tiếp tục phải tăng tệp khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu. Tiếp nữa là truyền thông thương hiệu và mở rộng quy mô chuyên nghiệp hơn.
Nếu có đường hướng rõ ràng bạn sẽ rất dễ đạt được kết quả như mong muốn.
Kết luận:
Kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng nếu bạn không có ý chí và sự quyết tâm. Nếu đã có ước mơ mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp bạn cứ mạnh dạn làm, chỉ cần không ngừng học hỏi, không ngừng sáng tạo thì chắc chắn kết quả sẽ mỉm cười.
Hi vọng với một vài kinh nghiệm thực tế Mộc Nam Dương đã đúc kết được trong suốt thời gian qua sẽ hữu ích với tất cả các bạn. Chúc các bạn thành công và đừng quên liên hệ hợp tác với xưởng gỗ công nghiệp Mộc Nam Dương để cùng phát triển nhé. Nếu cần share thêm những kinh nghiệm mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp khác nữa, chúng ta có thể cùng nhâm nhi một ly cà phê vào dịp nào đó. Hân hạnh chào đón các bạn.
Có thể bạn quan tâm: